1. Loạn khuẩn đường ruột là gì?
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ là tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột. Bình thường, trong đường ruột của người có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 500 - 1.000 loài khác nhau, trong đó có 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Lợi khuẩn là lượng vi khuẩn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ niêm mạc ruột, tiêu diệt virus xâm nhập gây bệnh. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột là khi lượng vi khuẩn có lợi giảm xuống, hại khuẩn tăng lên.
2. Biểu hiện trẻ bị loạn khuẩn đường ruột
- Trẻ thường bị đi ngoài phân sống, đi tiêu lỏng, đôi khi có lẫn một ít chất nhầy, máu.
- Trẻ bị khó chịu do cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Có triệu chứng sốt nhẹ.
Từ đó sẽ khiến cơ thể trẻ kiệt sức mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, còi xương…
3. Nguyên nhân dẫn đến loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
- Trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài: để điều trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi... vô tình khiến cho các vi khuẩn có lợi chết đi, ảnh hưởng đến cân bằng lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột.
- Tình trạng suy dinh dưỡng: Cơ thể trẻ hấp thu kém, dẫn đến bị suy dinh dưỡng và vô tình sẽ hình thành nên cơ chế từ chối ăn để không phải nạp thêm thực phẩm vào hệ dạ dày ruột.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Cha mẹ có thói quen cho trẻ ăn các thức ăn của người lớn mà hệ tiêu hóa trẻ chưa đủ thích nghi. Hay việc cho trẻ ăn dặm quá sớm cũng làm trẻ dễ bị rối loạn khuẩn đường ruột.
- Thay đổi thời tiết thất thường: cũng làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, lợi khuẩn không đủ sức để chiến đấu với hại khuẩn.
4. Hậu quả khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột
- Loạn khuẩn đường ruột gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, hệ tiêu hóa bị rối loạn làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột.
- Cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất.
- Trẻ biếng ăn, chậm tăng cân, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Trẻ bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tả, lỵ, viêm đại tràng mãn tính...
- Đặc biệt, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nặng với biểu hiện tiêu chảy kéo dài sẽ gây ra suy nhược cơ thể, suy thận, hôn mê, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu trẻ không được điều trị bù nước và chất điện giải kịp thời.
5. Một số biện pháp giúp trẻ có hệ tiêu hóa tốt hơn
- Không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt.
- Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng, nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm...
- Tránh không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như ngô, đỗ nguyên hạt,...
- Chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh ăn uống.
- Không nên cho trẻ ăn kiêng quá mức: Nhiều bậc cha mẹ cho trẻ ăn kiêng nên bé không hấp thụ được các vitamin và không bài tiết dịch tiêu hóa để hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn, do đó phân thường bị sống. Tốt nhất, các bữa ăn chính vẫn cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn: tinh bột (gạo), đạm (thịt cá, trứng, sữa), dầu mỡ và vitamin (từ rau củ quả), trong đó lưu ý thịt gà nạc băm nhỏ và cà rốt cho vào bột cháo rất tốt cho trẻ tiêu chảy, phân sống kéo dài.
- Sử dụng thực phẩm sức khỏe bổ sung nấm men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé.
6. CPR- SACHABO dạng gói giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé
Sản phẩm CPR- Sachabo dạng gói có chứa nấm men vi sinh Saccharomyces boulardii- Nấm men “thân thiện".
Saccharomyces boulardii là chủng nấm men duy nhất được ứng dụng làm thuốc với hơn 150 nghiên cứu lâm sàng và được các tổ chức Y tế khuyên dùng như probiotic.
Trong khi cơ chế các probiotic khác còn chưa rõ ràng thì S. boulardii có cơ chế tác động rõ ràng: tiết ra enzyme proteinase làm giảm độc tố do Clostridium difficile và enzyme phosphatase làm bất hoạt các nội độc tố do E. coli tiết ra, tăng lượng IgA, tăng các men lactase, sucrase, maltase, N-aminopeptidase, tăng hấp thu ở người tiêu chảy, duy trì các acid béo chuỗi ngắn cần thiết cho cho việc hấp thu nước và chất điện giải.
Thêm vào đó, S. boulardii làm giảm viêm ở đường ruột do kích thích tế bào T, ức chế mitogen-activating protein (MAP), nuclear factor-kappa B (NF-κB), do đó làm giảm interleukin (IL-8) và tumor necrosis factor alpha (TNFα).
CPR - Sachabo có tác dụng:
- Cân bằng hệ sinh đường ruột.
- Phòng và điều trị tiêu chảy do kháng sinh.
- Ngăn ngừa tiêu chảy du lịch.
- Hỗ trợ điều trị trong phác đồ H.pylori.