NHỮNG NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG GAN

NHỮNG NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG GAN

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư gan ở Việt Nam đứng thứ 3 thế giới. Số lượng mắc bệnh gan ngày càng gia tăng do chúng ta chưa biết cách chăm sóc và bảo vệ lá gan khỏe mạnh. Có rất nhiều cách phòng chống nhưng vẫn không thuyên giảm bệnh tình mà còn làm cho tâm trạng của người bệnh thêm lo lắng và sợ hãi. Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của mình và cả gia đình tránh khỏi những tổn thương do các yếu tố ngoại lai gây ra.Trước khi tìm hiểu các biện pháp bảo vệ gan, chúng ta nên tìm hiểu vai trò và chức năng của lá gan như thế nào đối với cơ thể con người. 

Hình ảnh bài viết

1. VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GAN

Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất và một số chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương, thải độc tố để duy trì sức khỏe. Sản xuất dịch mật, hỗ trợ trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó thực hiện hơn 500 chức năng nhiệm vụ và điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh. Gan là một tạng lớn nhất của cơ thể, vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể.

​1.​​​​​​1. Ba chức năng chuyển hóa

 Sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng, glucid, lipid, protid diễn ra ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau để cơ thể sử dụng.

  • Chuyển hóa glucid: Cung cấp năng lượng sống cho cơ thể.

  • Chuyển hóa lipid: Phần lớn tổng hợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester. Từ các chất này gan tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức và tế bào khắp cơ thể.

  • Chuyển hóa protid: Protein được dự trữ ở gan dưới dạng nhiều protein enzyme và một số protein chức năng. Các protein này khi phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

1.2. Ba chức năng dự trữ

Là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng và các vitamin tan trong dầu: Vitamin A, vitamin D, vitamin E. Gan vừa có tác dụng làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu nhờ chức năng bài tiết mật, vừa là nơi dự trữ các vitamin.

  • Dự trữ vitamin tan trong dầu.

  • Dự trữ vitamin B12.

  • Dự trữ sắt.

1.3. Hai chức năng chống độc

Gan được xem như là một lá chắn của cơ thể có tác dụng ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất cặn bã do chuyển hóa chất trong cơ thể tạo nên. Gan thực hiện chức năng chống độc bằng 2 cách như sau:

  • Bằng các phản ứng hóa học: Biến các chất độc hại thành các chất không độc hoặc ít độc hơn rồi đào thải qua đường thận. Các phản ứng hóa học bao gồm: Phản ứng tạo ure, phản ứng liên hợp và phản ứng oxy hóa khử.

  • Bằng cách cố định và thải trừ một số kim loại nặng, các chất màu đến gan sẽ bị giữ lại không biến đổi gì và đào thải ra ngoài qua đường mật.

1.4.  Chức năng tạo mật

Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống ruột non trong các bữa ăn. Mật có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu, giúp hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

2. NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TỔN THƯƠNG GAN

Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của lá gan, mà ít ai chú ý tới.

Hình ảnh bài viết

2.1. Rượu, bia

Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu. Còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề. Khi dung nạp quá nhiều rượu, bia vào cơ thể gan phải ngừng các chức năng khác và tập trung chủ yếu vào việc chuyển hóa rượu, bia thành một dạng ít độc hại hơn. Mức độ nghiêm trọng gây ra xơ gan, ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ là giai đoạn đầu của bệnh gan do uống nhiều rượu bia, giai đoạn này có thể tự khỏi nếu người bệnh ngưng uống rượu bia. Nếu người bệnh vẫn tiếp tục uống thì bệnh sẽ tiến triển dần đến tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan. Qua nhiều năm trải qua tổn thương gan nghiêm trọng, các tế bào gan sẽ chết dần và được thay thế bằng các mô xơ, xơ gan là giai đoạn cuối và có thể dẫn đến tử vong.

Hình ảnh bài viết

2.2. Béo phì

Tình trạng béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ do có quá nhiều chất béo tích tụ trong tế bào gan dẫn đến hội chứng chuyển hóa, cao huyết áp và mỡ máu cao. Khi tế bào gan phải “hứng chịu” lượng chất béo quá nhiều, xơ gan và suy gan có thể xảy ra. Mặc dù những người ở độ tuổi 40 và 50 có khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn, nhưng nguy cơ ở những thanh thiếu niên béo phì là không ngoại lệ.

2.3. Thuốc lá

Mức độ nghiêm trọng gây xơ gan, ung thư gan do thuốc lá chỉ xếp sau viêm gan B.

Khói thuốc chứa các hóa chất độc hại có khả năng gây viêm và thúc đẩy xơ gan. Cytokine được sản xuất nhiều khi hút thuốc sẽ gây viêm và tổn thương tế bào gan. Những người bị viêm gan B hoặc C nếu nghiện thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan. Sau khi hút thuốc thì nồng độ nicotin trong máu sẽ tăng cao, do đó gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để giải độc các chất nicotin này lâu ngày gây tổn thương gan.

2.4. Bệnh gan do thuốc

Khi dùng thuốc không đúng cách, không đúng liều, không đúng loại hoặc trộn thuốc…cũng gây tổn hại gan. Không bao giờ trộn rượu với tất cả các loại thuốc chung với nhau. Sử dụng nhiều loại thuốc trong nhiều năm cũng là nguyên nhân gây tổn thương gan.

Sử dụng nhiều một số loại thuốc nhất định sẽ có nguy cơ bị ung thư gan như: Acetaminophen, steroid đồng hóa, heroin và cocaine. Khi nhận thấy các triệu chứng tổn thương gan như vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng dưới…cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết tình trạng hiện tại và liệt kê các loại thuốc bạn đang sử dụng.

2.5. Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan lên tới 50%. Những người bị đái tháo đường do kháng insulin có hàm lượng insulin trong máu cao, có thể gây tăng mỡ ở bụng. Điều này làm cho gan dễ lưu trữ chất béo, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.

2.6. Bệnh sốt rét

Trong chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở giai đoạn cơ thể người, ký sinh trùng có thời gian sống ký sinh tại gan làm cho gan bị ảnh hưởng. Gan là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với ký sinh trùng nên chịu ảnh hưởng trước lách. Nếu bệnh nhân bị nhiễm chủng ký sinh trùng Plasmodium sp thì thường hay gây nên những thương tổn ở gan. Khi bị mắc bệnh sốt rét, gan sưng to, đau là một triệu chứng thường gặp khi sờ nắn vì một số tế bào bị vỡ, các dây thần kinh bị va chạm.

 

Hình ảnh bài viết

2.7. Viêm gan do virus

Viêm gan virus là nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây nên các bệnh về gan hiện nay, điển hình là viêm gan virus siêu vi B và C. Viêm gan virus B, C chủ yếu lây qua đường máu, quan hệ tình dục, lây truyền từ mẹ sang con và để lại hậu quả tổn thương gan mạn tính, dẫn đến ung thư gan. Viêm gan virus B và C đã có vắc-xin phòng ngừa.

Còn viêm gan virus A chỉ lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua thức ăn và nguồn nước, không gây trở ngại cho đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Bệnh viêm gan virus A không có giai đoạn mạn tính và không gây tổn thương gan vĩnh viễn, rất ít trường hợp dẫn đến viêm gan ác tính.

Hiện nay đã có viêm gan virus D và E. Viêm gan virus D đường lây truyền giống viêm gan virus B, C. Còn viêm gan virus E đường lây truyền giống viêm gan virus A.

Bệnh viêm gan virus D lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc với máu, chế phẩm từ máu, qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, viêm gan virus D luôn đồng nhiễm với viêm gan virus B hoặc bội nhiễm trên bệnh nhân có HBsAg (+).

Bệnh viêm gan virus E lây truyền từ người sang người bằng đường phân - miệng và qua nước bị nhiễm bẩn. Viêm gan virus E có thể xuất hiện lẻ tẻ hoặc thành dịch. Biểu hiện của bệnh: Bệnh biểu hiện lâm sàng như viêm gan virus A, không trở thành mãn tính, tuy nhiên rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai.

Viêm gan do virus nếu không được điều trị đúng cách, bệnh viêm gan có thể dẫn tới xơ gan (xơ cứng và có sẹo tại các mô gan), dần dần có thể dẫn đến suy gan.

2.8. Lượng muối trong bữa ăn hàng ngày

Ăn các thực phẩm chứa nhiều muối không chỉ làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp mà còn gây bệnh gan nhiễm mỡ bởi nó làm gan bị trữ nước và bị sưng. Cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn vặt chứa nhiều lượng muối là một trong những cách để giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày.

2.9. Hóa trị

Những bệnh nhân đang trải qua đợt hóa trị để điều trị bệnh ung thư có nguy cơ bị tổn thương gan do các tác dụng phụ của thuốc.

2.10. Độc tố

Từ môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tẩy rửa, phẩm màu công nghiệp, chất cấm trong chăn nuôi… là những tác nhân có chứa độc tố làm tăng nguy cơ viêm gan ở mức độ nặng

Hình ảnh bài viết

Bài viết liên quan
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ HỆ TIÊU HOÁ KHOẺ MẠNH?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ HỆ TIÊU HOÁ KHOẺ MẠNH?

LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

LOẠN KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

RỐI LOẠN TIÊU HOÁ KHI ĐI DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP

RỐI LOẠN TIÊU HOÁ KHI ĐI DU LỊCH VÀ GIẢI PHÁP

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ LÁ GAN KHỎE MẠNH

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ LÁ GAN KHỎE MẠNH

TUỔI DẬY THÌ

TUỔI DẬY THÌ "GIAI ĐOẠN VÀNG" PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO

TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ SINH LÝ NỮ?

TÌM HIỂU VỀ CHU KỲ SINH LÝ NỮ?

6 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG

6 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG

ĐỘ TUỔI TIỀN MÃN KINH THƯỜNG BẮT ĐẦU TỪ BAO NHIÊU? LÀM GÌ ĐỂ ĐẨY LÙI TIỀN MÃN KINH?

ĐỘ TUỔI TIỀN MÃN KINH THƯỜNG BẮT ĐẦU TỪ BAO NHIÊU? LÀM GÌ ĐỂ ĐẨY LÙI TIỀN MÃN KINH?

MÁCH CHỊ EM: CÁCH TĂNG NỘI TIẾT TỐ NỮ (ESTROGEN) HIỆU QUẢ CAO

MÁCH CHỊ EM: CÁCH TĂNG NỘI TIẾT TỐ NỮ (ESTROGEN) HIỆU QUẢ CAO

BẢO VỆ VÀ THẢI ĐỘC GAN TỪ DƯỢC LIỆU THIÊN NHIÊN

BẢO VỆ VÀ THẢI ĐỘC GAN TỪ DƯỢC LIỆU THIÊN NHIÊN

Danh mục
 - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán

Thanh toán 0₫
Social Zalo Zalo Social Tiktok Tiktok Social Youtube Youtube Social Messenger Messenger

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh